Những cách tiết kiệm điện nước cho máy giặt công nghiệp đơn giản hiệu quả nhất
Máy giặt công nghiệp là thiết bị không thể thiếu tại các cơ sở giặt là, khách sạn hay bệnh viện – nơi cần giặt số lượng lớn đồ mỗi ngày. Tuy nhiên, nếu không vận hành đúng cách, chi phí điện nước sẽ “ngốn” ngân sách rất nhanh. Bài viết dưới đây Toàn Phát sẽ chia sẻ 10 cách tiết kiệm điện nước khi sử dụng máy giặt công nghiệp cực kỳ dễ áp dụng, giúp bạn giảm chi phí mà vẫn đảm bảo hiệu quả giặt sạch.
10 Cách tiết kiệm điện nước khi sử dụng máy giặt công nghiệp hiệu quả nhất
Dưới đây là những giải pháp tiết kiệm điện nước hiệu quả khi sử dụng máy giặt công nghiệp mà chúng tôi đã đúc kết từ thực tế, áp dụng đúng sẽ giúp bạn tiết kiệm đáng kể điện nước và chi phí vận hành mỗi tháng.
Chọn mức nước và thời gian giặt phù hợp với số lượng đồ

Chọn đúng mức nước là một trong những yếu tố quan trọng giúp tiệm giặt là tiết kiệm đáng kể lượng nước mỗi ngày. Trên thực tế, mức nước trong máy giặt công nghiệp có liên quan trực tiếp đến thời gian máy hoạt động và lượng điện tiêu thụ để bom nước vào. Nếu dùng nhiều nước hơn mức cần thiết, bạn không chỉ làm lãng phí nước mà còn làm cho máy hoạt động lâu hơn, tốn điện hơn.
Lời khuyên của Toàn Phát là nếu bạn chỉ giặt ít đồ, hãy chọn mức nước thấp để vừa đủ ngâm và xoay đều quần áo. Còn nếu đang xử lý mẻ giặt nhiều, bạn có thể tăng mức nước để quần áo được giặt sạch kỹ hơn. Tuy nhiên nên tránh tình trạng “lúc nào cũng để mức cao nhất” vì đây là sai lầm phổ biến nhất làm cho chi phí điện nước tăng vọt mà hiệu quả giặt chưa chắc đã tốt hơn.
Phân loại đồ giặt trước khi cho vào máy
Trước khi cho đồ vào máy giặt bạn nên dành ra ít phút để phân loại quần áo. Việc phân loại đồ không chỉ giúp đồ không bị loang màu còn là một cách tiết kiệm điện nước khi sử dụng máy giặt công nghiệp vô cùng thiết thực.

Bạn có thể phân loại theo màu sắc (sáng – tối), chất liệu (dày – mỏng) và mức độ bẩn. Ví dụ đồ trắng và đồ màu nên giặt riêng để tránh bị lem màu. Với đồ vải dày như khăn tắm, ga trải giường, máy cần nhiều nước hơn để làm sạch. Nhưng nếu bạn giặt chúng chung với áo sơ mi hoặc quần áo văn phòng, bạn sẽ phải dùng mực nước cao hơn cho cả mẻ, dẫn đến lãng phí không cần thiết.
Bên cạnh đó, một số loại vải mỏng nhẹ thường chỉ cần lượng nước ít và thời gian giặt ngắn. Việc tách riêng những đồ này sẽ giúp bạn sử dụng chế độ giặt ngắn và tiết kiệm hơn.
Không giặt quá nhiều hoặc quá ít đồ trên 1 lần giặt

Nhiều đơn vị vì muốn tiết kiệm thời gian đã giặt quá tải, trong khi có nơi lại vận hành máy chỉ với 30 – 50% công suất. Cả hai đều dẫn đến lãng phí:
- Quá tải: Máy tăng thời gian quay, motor và bơm hoạt động lâu hơn, lượng nước tăng, hiệu quả giặt giảm → gây lãng phí cả điện, nước lẫn hóa chất giặt.
- Thiếu tải: Chu trình giặt vẫn tiêu tốn điện – nước – xà phòng như khi đầy tải → dẫn đến không hiệu quả kinh tế.
Bạn nên vận hành ở mức 80 – 90% tải định mức là lý tưởng. Bạn nên lắp đặt cảm biến tải trọng hoặc sử dụng máy có chế độ nhận diện tự động sẽ giúp máy điều chỉnh lượng nước và thời gian phù hợp với khối lượng đồ giặt.
Chọn nước giặt và nước xả phù hợp với máy giặt công nghiệp

Mỗi dòng máy giặt công nghiệp đều sẽ “hợp” với một số loại bột giặt hoặc nước xả chuyên dùng, thường do chính nhà sản xuất khuyến nghị. Việc sử dụng đúng loại và đúng liều lượng không chỉ giúp giặt sạch hơn mà còn giúp tiết kiệm chi phí điện, nước, hóa chất.
Thay vì chọn những sản phẩm trôi nổi trên thị trường, thì cách tiết kiệm điện nước khi sử dụng máy giặt công nghiệp hiệu quả là ưu tiên dùng loại hóa chất chuyên dụng, có nguồn gốc rõ ràng, đặc biệt là các dòng giặt đậm đặc, ít tạo bọt. Máy giặt công nghiệp không cần quá nhiều bọt như máy gia đình. Vì bọt nhiều sẽ khiến:
- Máy phải xả thêm lần → tăng lượng nước tiêu thụ.
- Cảm biến nước hiểu sai mực nước → tăng thời gian vận hành.
- Lồng giặt tích tụ hóa chất → tắc bộ lọc – hao điện.
Chọn chương trình giặt phù hợp với từng loại đồ

Không phải bất kỳ loại đồ nào cũng cần giặt kỹ và giặt lâu. Mỗi chương trình giặt trên máy đều được thiết kế riêng cho từng loại vải và mức độ bẩn khác nhau. Nếu quần áo không quá bẩn bạn hoàn toàn có thể chọn chế độ giặt nhanh hoặc giặt nhẹ để tiết kiệm điện và nước.
Việc lạm dụng chế độ giặt mạnh cho tất cả mọi mẻ giặt là thói quen rất phổ biến nhưng điều này lại gây tốn kém mà không cải thiện hiệu quả làm sạch. Giặt đúng cách, đúng mức không chỉ tiết kiệm tài nguyên mà còn giúp quần áo bền hơn và máy vận hành ổn định hơn.
Dưới đây bảng phân loại là chương trình giặt cho từng loại đồ mà bạn có thể tham khảo:
Loại vải | Mức độ bẩn | Chương trình đề xuất | Ghi chú |
Khăn tắm, ga giường (vải dày) | Trung bình | Giặt sâu + vắt mạnh | Cần nhiều nước và thời gian hơn |
Áo sơ mi, đồng phục văn phòng (vải mỏng) | Ít bẩn | Giặt nhẹ + vắt trung bình | Có thể tiết kiệm 30% nước |
Đồ bếp, đồ spa | Bẩn, có dầu mỡ | Giặt nóng + khử trùng | Nên tách riêng và vận hành theo khung giờ riêng |
Rút phích cắm khi không sử dụng máy giặt

Việc rút điện sau mỗi ca làm việc là một trong những cách tiết kiệm điện nước khi sử dụng máy giặt công nghiệp mang lại hiệu quả đáng kể nhưng lại ít được chú ý. Thông thường, sau khi giặt xong, nhiều người chỉ tắt máy mà quên rút điện. Trong khi đó, máy vẫn âm thầm tiêu tốn một lượng điện nhỏ ở chế độ chờ.
Đặc biệt, nếu bạn để qua đêm hoặc trong nhiều giờ không sử dụng sẽ tiêu tốn rất nhiều điện năng. Vì vậy, hãy tập thói quen rút phích cắm sau khi dùng xong, nó không chỉ giúp bạn tiết kiệm điện mà còn tránh được rủi ro về điện trong quá trình dài không vận hành.
Giảm sử dụng nước nóng khi giặt

Đun nước chiếm đến 60% tổng điện tiêu thụ của một chu trình giặt có nước nóng. Tuy nhiên, không phải mẻ nào cũng cần đến nhiệt độ. Nếu như không thật sự cần thiết, bạn nên giặt bằng nước lạnh kết hợp với hóa chất phù hợp, vẫn đảm bảo được độ sạch mà còn tiết kiệm hơn rất nhiều. Chỉ nên dùng nước nóng trong những trường hợp như giặt khăn spa, đồ nhà bếp hoặc vải cần khử trùng.
Hạn chế dùng chế độ vắt cực khô

Chế độ vắt cực khô giúp đồ ráo nhanh nhưng cũng khiến cho máy hoạt động với tốc độ cao, tiêu tốn điện và dễ làm hao mòn linh kiện bên trong. Với nhiều loại đồ, bạn chỉ cần vắt ở mức trung bình là đủ. Nếu sau giặt bạn cần sấy hoặc phơi, không cần thiết phải vắt cực khô để làm gì, chỉ thêm tốn điện mà không ra tạo khác biệt lớn.
Vào mùa mưa hoặc lễ Tết, lượng đồ giặt tăng cao, yêu cầu về độ khô nhiều nhưng không đồng nghĩa với việc phải dùng chế độ giặt cực mạnh mọi lúc. Bạn có thể vận hành linh hoạt như sau:
- Mùa nắng: ưu tiên giặt nhanh, vắt trung bình → tiết kiệm điện.
- Mùa mưa: giặt mạnh hơn với đồ bẩn nhưng cân nhắc sấy thay vì vắt cực khô → tiết kiệm điện máy giặt.
- Giờ thấp điểm điện: sắp lịch vận hành máy vào khung giờ có giá điện thấp hơn (nếu áp dụng theo biểu giá 3 bậc)
Thường xuyên vệ sinh và bảo trì máy giặt công nghiệp

Máy sử dụng thường xuyên dễ bị bám cặn, tắc lưới lọc hoặc gặp sự cố ở hệ thống cấp – xả nước. Những vấn đề này khiến máy hoạt động lâu hơn, hao nước hơn mà kết quả giặt không tốt. Vì vậy bạn hãy vệ sinh lồng giặt định kỳ, làm sạch lưới lọc và kiểm tra tổng thể hệ thống cấp thoát nước. Máy sạch thì chạy êm, giặt nhanh và tiết kiệm điện nước hơn hẳn.
Còn một trường hợp khá phổ biến là không ít tiệm giặt để máy chạy “tới khi nào hư mới sửa” trong khi:
- Van nước rò → rò rỉ vài lít/giờ.
- Cảm biến mực nước sai → bơm quá mức.
- Bộ gia nhiệt lão hóa → thời gian đun nước kéo dài.
Lên lịch bảo trì định kỳ là giải pháp tiết kiệm điện nước khi sử dụng máy giặt công nghiệp mang tính dài hạn. Bạn hãy lên lịch từ 3 – 6 tháng, kiểm tra các điểm như van cấp/xả, cảm biến mức nước, bộ gia nhiệt, bơm nước, motor và dây đai. Chỉ riêng việc thay van cấp nước lỗi, bạn có thể giảm tới 15% lượng nước thất thoát mỗi tháng.
Nên dùng các thương hiệu máy giặt công nghiệp nổi tiếng có tính năng tiết kiệm điện nước

Nếu bạn đang có kế hoạch đầu tư mới, đừng chỉ nhìn vào giá máy. Các dòng máy hiện đại của thương hiệu uy tín như Electrolux, Image, Primus… đều được tích hợp công nghệ tiết kiệm điện nước như cảm biến tải trọng, inverter hay tái sử dụng nước xả.
Chi phí đầu tư ban đầu có thể cao hơn khoảng 20 – 30%, nhưng sau 9 – 12 tháng vận hành ổn định, tổng chi phí điện, nước và bảo trì thấp hơn rõ rệt. Đây là cách tiết kiệm điện nước khi sử dụng máy giặt công nghiệp ở cấp độ đầu tư chiến lược, phù hợp đối với các đơn vị kinh doanh chuyên nghiệp.
Công nghệ | Tác dụng | Có trên dòng máy |
Inverter | Tối ưu tốc độ động cơ, tiết kiệm điện | Electrolux, Image |
Tái sử dụng nước xả | Tận dụng nước từ lần xả trước | Primus, Girbau |
Cảm biến tải trọng | Tự động điều chỉnh lượng nước | Hầu hết dòng cao cấp |
Tạm kết
Cách tiết kiệm điện nước khi sử dụng máy giặt công nghiệp không chỉ là bài toán chi phí mà còn là cách để tối ưu quy trình, nâng cao hiệu quả kinh doanh và tăng tuổi thọ thiết bị. Hy vọng 10 giải pháp chuyên sâu trên sẽ giúp bạn áp dụng được quy trình giặt là thông minh và tiết kiệm cho cơ sở của mình.
Toàn Phát luôn đồng hành cùng khách hàng không chỉ ở việc cung cấp thiết bị, mà còn ở kiến thức vận hành thực tế. Nếu bạn cần tư vấn thiết kế hệ thống giặt tối ưu cho cơ sở của mình, đừng ngần ngại liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ chuyên sâu từ đội ngũ kỹ thuật giàu kinh nghiệm nhé!

CÔNG TY KỸ THUẬT THƯƠNG MẠI TOÀN PHÁT
Showroom Tp.Hồ Chí Minh: 351/A6 Quốc Lộ 13, Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức.
Hotline: 08 9838 9838 – 09 0591 5679
Toàn Phát – Niềm Tin – Chất Lượng cho mọi dự án!