Mở tiệm bánh kem cần bao nhiêu vốn và cần chuẩn bị những gì?

Tác giả: admin Ngày đăng: 17/04/2025 Ngày cập nhật: 17/04/2025 Lượt xem: 192

Bạn đang ấp ủ giấc mơ mở tiệm bánh kem nhỏ xinh, mang hương vị ngọt ngào đến từng khách hàng? Tuy nhiên, để hiện thực hóa giấc mơ ấy, bạn cần biết rõ mình phải bắt đầu từ đâu, cần chuẩn bị những gì và đặc biệt là số vốn cần có là bao nhiêu. Trong bài viết này, Toàn Phát xin chia sẻ kinh nghiệm mở tiệm bánh kem đồng hành cùng bạn tìm hiểu chi tiết các khoản chi phí đầu tư ban đầu, thiết bị làm bánh cần thiết, cách lựa chọn mặt bằng phù hợp cũng như những kinh nghiệm quý báu để vận hành tiệm bánh kem hiệu quả và bền vững.

Mở tiệm bánh kem cần bao nhiêu vốn và cần chuẩn bị những gì
Mở tiệm bánh kem cần bao nhiêu vốn và cần chuẩn bị những gì

1. Mở tiệm bánh kem cần bao nhiêu vốn 

Việc mở một tiệm bánh kem tưởng chừng đơn giản nhưng lại đòi hỏi kế hoạch tài chính rõ ràng. Tùy theo quy mô, hình thức kinh doanh (online, offline hay kết hợp), mức đầu tư có thể dao động từ 150 triệu đến 300 triệu đồng cho 1 tiệm bánh cơ bản, các tiệm bánh có quy mô lớn đầu tư chuyên nghiệp hơn về thiết kế, thiết bị và nhân sự, tổng chi phí có thể lên đến 400 – 600 triệu đồng, thậm chí cao hơn nếu đầu tư theo mô hình chuỗi hoặc tiệm bánh cao cấp có không gian phục vụ tại chỗ. 

Mở tiệm bánh kem cần bao nhiêu vốn
Mở tiệm bánh kem cần bao nhiêu vốn

Dưới đây là bảng phân loại chi phí mở tiệm bánh kem để bạn dễ dàng hình dung và tính toán.

1.1. Chi phí cố định (setup ban đầu)

Đây là khoản đầu tư ban đầu bạn cần chuẩn bị để thiết lập tiệm bánh kem, bao gồm chi phí thuê mặt bằng, mua sắm thiết bị, sửa chữa trang trí cửa hàng và các giấy tờ pháp lý nếu cần. Mức chi phí này có thể dao động tùy vào quy mô tiệm và vị trí kinh doanh:

Hạng mục Chi phí dự kiến (VNĐ)
Thuê mặt bằng (1–3 tháng đầu) 15.000.000 – 45.000.000/tháng
Thiết kế, sửa chữa mặt bằng 20.000.000 – 50.000.000
Mua thiết bị làm bánh 30.000.000 – 70.000.000
Tủ trưng bày, tủ lạnh bảo quản 25.000.000 – 50.000.000
Dụng cụ làm bánh khác 5.000.000 – 15.000.000
Bảng hiệu, menu, phần mềm bán hàng 10.000.000 – 20.000.000
Giấy phép kinh doanh (nếu cần) 1.000.000 – 3.000.000
Tổng chi phí cố định ≈ 100.000.000 – 250.000.000

1.2. Chi phí vận hành trong 1–2 tháng đầu

Sau khi đã thiết lập xong tiệm bánh, bạn sẽ cần một khoản vốn lưu động để duy trì hoạt động trong thời gian đầu. Bao gồm chi phí nguyên vật liệu, bao bì, nhân sự, điện nước và marketing:

Hạng mục Chi phí dự kiến (VNĐ)
Nguyên liệu làm bánh 8.000.000 – 20.000.000
Bao bì, hộp đựng, túi mang đi 2.000.000 – 5.000.000
Marketing và quảng cáo 10.000.000 – 15.000.000
Lương nhân viên (nếu có) 5.000.000 – 15.000.000
Điện, nước, internet 2.000.000 – 3.000.000
Dịch vụ giao hàng 4.000.000 – 7.000.000
Tổng chi phí vận hành ≈ 30.000.000 – 60.000.000

2. Checklist các bước mở tiệm bánh kem cho người mới bắt đầu

Để giúp bạn dễ hình dung toàn bộ quy trình từ chuẩn bị đến khai trương, dưới đây là checklist 18 bước quan trọng – tương ứng với 6 tuần triển khai mở tiệm bánh kem. Bảng này giúp bạn không bỏ sót bất kỳ hạng mục nào, đồng thời ước lượng chi phí cần chuẩn bị ở từng giai đoạn.

Hạng mục Chi phí dự kiến Thời gian thực hiện Ghi chú
Xác định mô hình kinh doanh   Tuần 1 Chọn bán mang đi hay ngồi lại, có làm bánh tại chỗ không
Khảo sát thị trường xung quanh   Tuần 1 Khảo sát đối thủ, giá bán, lượng khách
Lên kế hoạch tài chính tổng thể   Tuần 1 Ước tính chi phí đầu tư, vận hành và doanh thu hòa vốn
Tìm kiếm mặt bằng phù hợp   Tuần 2 Vị trí gần trường học, khu dân cư, đông người qua lại
Thuê mặt bằng (ít nhất 3 tháng) 45.000.000 Tuần 2 Thương lượng hợp đồng ít nhất 3 tháng
Mua thiết bị làm bánh (lò nướng, máy đánh trứng…) 60.000.000 Tuần 3 Có thể mua tại Toàn Phát – thiết bị chính hãng
Mua tủ trưng bày bánh kem 30.000.000 Tuần 3 Chọn mẫu mã phù hợp không gian tiệm
Mua dụng cụ và nguyên vật liệu làm bánh 15.000.000 Tuần 3 Mua nguyên liệu cơ bản cho 2 tuần đầu
Thiết kế, decor tiệm bánh 15.000.000 Tuần 4 Trang trí dễ thương, phong cách rõ ràng
Đăng ký giấy phép kinh doanh 1.000.000 Tuần 4 Đăng ký hộ kinh doanh cá thể
Xin giấy chứng nhận Vệ sinh an toàn thực phẩm 2.000.000 Tuần 4 Xin tại địa phương – cần sớm
Tuyển nhân sự (nếu có) 10.000.000 Tuần 4 Ít nhất 1 người phụ bếp, 1 người bán hàng
Xây dựng menu bánh kem   Tuần 4 Khoảng 5–8 loại bánh đơn giản, dễ làm
Tạo fanpage, TikTok, Zalo OA   Tuần 4 Chuẩn bị nội dung, hình ảnh, thông tin liên hệ
Chuẩn bị chương trình khai trương 5.000.000 Tuần 5 Tổ chức minigame, giảm giá, tặng bánh thử
Chạy quảng cáo, seeding địa phương 3.000.000 Tuần 5 Ngân sách chạy thử 3–5 triệu tùy quy mô
Khai trương và bắt đầu vận hành   Tuần 6 Chọn ngày tốt, chuẩn bị sẵn bánh, mời khách
Theo dõi phản hồi & tối ưu vận hành   Sau tuần 6 Ghi nhận ý kiến khách, xem món nào bán chạy

3. Cẩm nang mở tiệm bánh kem hiệu quả chi tiết cho người mới

Dù bạn là người yêu bánh hay muốn khởi nghiệp trong ngành F&B, thì việc mở một tiệm bánh kem vẫn cần nhiều yếu tố hơn là chỉ biết làm bánh. Dưới đây là 12 bước giúp bạn từng bước xây dựng kế hoạch mở tiệm bánh kem hiệu quả, bền vững và thu hút khách hàng.

3.1. Trang bị kiến thức về nghề bánh

Dù bạn là người trực tiếp làm bánh hay chỉ đóng vai trò đầu tư – quản lý, thì việc hiểu cơ bản về nghề làm bánh kem là rất cần thiết. Nếu không có nền tảng chuyên môn, bạn sẽ gặp khó khăn khi kiểm soát chất lượng, đánh giá nhân sự, định giá sản phẩm hay xây dựng quy trình làm việc hiệu quả.

Để bắt đầu vững chắc, bạn nên học nghề tại các trung tâm dạy làm bánh uy tín hoặc theo học từ các thợ bánh kinh nghiệm. Kiến thức nền vững sẽ giúp bạn tự tay sáng tạo ra công thức riêng, kiểm soát chất lượng và tối ưu chi phí sản xuất. Đây cũng là nền tảng để bạn nâng cấp kỹ năng liên tục khi kinh doanh.

Trang bị kiến thức về nghề bánh
Trang bị kiến thức về nghề bánh

3.2. Lên kế hoạch kinh doanh chi tiết

Một bản kế hoạch kinh doanh cần bao gồm mục tiêu, vốn đầu tư, dự toán chi phí – lợi nhuận, kế hoạch marketing và chiến lược phát triển. Việc lập kế hoạch từ sớm giúp bạn hạn chế rủi ro và dễ dàng gọi vốn nếu cần. Đừng quên vạch rõ thời gian hoàn vốn và kế hoạch tăng trưởng 6 tháng – 1 năm.

3.3. Xác định khách hàng mục tiêu

Biết rõ khách hàng của mình là ai sẽ giúp bạn chọn loại bánh, mức giá và cách truyền thông phù hợp. Tiệm bánh của bạn sẽ phục vụ sinh viên, dân văn phòng hay người mua quà tặng? Mỗi nhóm đều có nhu cầu và hành vi mua sắm khác nhau, cần định vị rõ ngay từ đầu.

3.4. Chọn vị trí mặt bằng

Nếu bán offline, hãy chọn nơi có lưu lượng người qua lại cao như gần trường học, chợ, khu dân cư hoặc tuyến đường ăn uống. Mặt bằng cần dễ tìm, thoáng mát và có chỗ để xe. Nếu chỉ bán online, bạn có thể làm tại nhà để tiết kiệm chi phí ban đầu.

3.5. Thiết kế tiệm bánh kem theo phong cách phù hợp

Không gian tiệm bánh chính là “bộ mặt” thương hiệu. Hãy chọn phong cách thiết kế dễ nhận diện như dễ thương, vintage hay hiện đại. Sự đồng nhất về màu sắc, ánh sáng và trang trí sẽ giúp tiệm nổi bật và tạo trải nghiệm khách hàng tốt hơn, nhất là khi khách chụp hình sống ảo.

Tiệm bánh sử dụng nội thất gỗ sáng màu tạo nên không gian Bắc Âu ấm áp.
Tiệm bánh sử dụng nội thất gỗ sáng màu tạo nên không gian Bắc Âu ấm áp.

Xem thêm: Top 40 mẫu thiết kế tiệm bánh kem nhỏ đẹp, tối ưu nhất 2025

3.6. Chọn mô hình mở tiệm phù hợp chuyên môn

Bạn có thể mở tiệm truyền thống, bán theo đơn đặt hàng, kết hợp bán online, hoặc nhượng quyền thương hiệu. Tùy vào kinh nghiệm và nguồn lực, hãy chọn mô hình phù hợp để không bị quá tải. Mô hình càng tinh gọn, bạn càng dễ xoay sở và vận hành.

3.7. Chọn nguyên liệu chất lượng

Nguyên liệu là yếu tố quan trọng để bánh ngon và đảm bảo an toàn thực phẩm. Ưu tiên chọn nguyên liệu tươi, có nguồn gốc rõ ràng và thử nghiệm với nhiều nhà cung cấp khác nhau. Ngay cả đường, bơ hay kem tươi – mỗi thương hiệu sẽ ảnh hưởng đến hương vị bánh của bạn.

3.8. Các thiết bị làm bánh cần có

Một số thiết bị cơ bản bao gồm: 

  • Lò nướng chuyên dụng
  • Máy đánh trứng công suất lớn
  • Tủ lạnh và tủ mát
  • Dụng cụ đo lường, khuôn bánh, dao chà láng
  • Tủ trưng bày bánh kem
Các thiết bị làm bánh cần có khi mở tiệm bánh kem
Các thiết bị làm bánh cần có khi mở tiệm bánh kem

Để tiết kiệm thời gian tìm kiếm và đảm bảo chất lượng, bạn có thể tham khảo các thiết bị làm bánh tại Toàn Phát – đơn vị chuyên cung cấp giải pháp bếp bánh trọn gói, từ lò nướng đến tủ trưng bày, với nhiều dòng sản phẩm phù hợp từng quy mô tiệm bánh và chính sách bảo hành rõ ràng.

Có thể bạn quan tâm: Tủ trưng bày bánh tại Toàn Phát

3.9. Tìm nhà cung cấp thiết bị làm bánh uy tín 

Để đảm bảo tiệm bánh kem của bạn hoạt động hiệu quả ngay từ ngày đầu khai trương, việc lựa chọn đơn vị cung cấp thiết bị chất lượng là vô cùng quan trọng. Toàn Phát là thương hiệu uy tín trong ngành thiết bị bếp công nghiệp, chuyên cung cấp trọn bộ thiết bị làm bánh kem từ cơ bản đến chuyên nghiệp như: lò nướng, máy trộn bột, máy đánh trứng, tủ trưng bày bánh kem, tủ mát – tủ đông,

Với nhiều năm kinh nghiệm đồng hành cùng các chuỗi tiệm bánh lớn nhỏ trên toàn quốc, Toàn Phát không chỉ mang đến giải pháp trọn gói, mà còn hỗ trợ tư vấn, lắp đặt và bảo hành tận nơi. Đây là lựa chọn lý tưởng cho những ai muốn đầu tư bài bản, tiết kiệm thời gian tìm kiếm và yên tâm về chất lượng thiết bị trong suốt quá trình kinh doanh.

3.10. Nên tập trung vào một số loại bánh chủ lực

Đừng ôm đồm quá nhiều sản phẩm. Hãy chọn 1–2 loại bánh đặc trưng (signature) để khách hàng nhớ đến bạn. Ví dụ: bánh kem trái cây tươi, bánh bắp, hoặc mousse trà xanh. Từ đó phát triển thương hiệu theo hướng chuyên sâu và dễ lan truyền hơn.

3.11. Chiến lược Marketing và xây dựng thương hiệu

Hãy tận dụng mạng xã hội để chia sẻ hình ảnh, video làm bánh và đánh giá từ khách hàng. Ngoài ra, bạn có thể chạy quảng cáo Facebook Ads, hợp tác với food reviewer, hoặc mở minigame tăng tương tác. Đừng quên tạo logo, slogan và đồng bộ bao bì nhận diện thương hiệu.

3.12. Đào tạo nhân viên bán hàng chuyên nghiệp

Nếu có nhân viên, bạn cần hướng dẫn họ kỹ năng giao tiếp, chăm sóc khách và xử lý đơn hàng. Một nhân viên tận tâm sẽ giúp khách quay lại nhiều lần. Thậm chí, bạn có thể lên quy trình bán hàng đơn giản để nhân viên mới dễ tiếp cận và vận hành hiệu quả.

3.13. Hoàn thiện các thủ tục pháp lý kinh doanh

Để kinh doanh hợp pháp, bạn cần đăng ký:

  • Giấy phép kinh doanh hộ cá thể
  • Giấy chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm
  • Đăng ký mã số thuế (nếu có doanh thu lớn)
  • Hóa đơn chứng từ khi cần bán sỉ hoặc làm việc với đối tác

Chuẩn bị một số thủ tục cơ bản nếu bán hàng online. Việc có pháp lý rõ ràng giúp bạn mở rộng quy mô, bán sỉ cho đối tác hoặc hợp tác với sàn TMĐT dễ dàng hơn.

4. Tạm kết

Hành trình mở một tiệm bánh kem không chỉ bắt đầu từ niềm đam mê, mà còn cần đến sự chuẩn bị bài bản về kiến thức, tài chính và chiến lược kinh doanh. Dù bạn chọn bắt đầu từ mô hình nhỏ tại nhà hay mở một cửa hàng chính thức, mỗi bước đi đều quan trọng và cần được tính toán kỹ lưỡng.

Toàn Phát – Niềm tin – Chất lượng cho từng dự án!
Toàn Phát – Niềm tin – Chất lượng cho từng dự án!

Hy vọng với những chia sẻ chi tiết trong bài viết này, bạn đã có cái nhìn rõ ràng hơn về chi phí cần thiết cũng như các bước để mở tiệm bánh kem hiệu quả và bền vững. Và nếu bạn đang tìm kiếm nơi cung cấp thiết bị làm bánh chất lượng, giá tốt, hoặc cần tư vấn giải pháp thi công hệ thống bếp bánh chuyên nghiệp – Toàn Phát luôn sẵn sàng đồng hành cùng bạn từ những bước đầu tiên.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *