Điểm khác nhau giữa máy giặt công nghiệp chân cứng và chân mềm
Khi đầu tư mở tiệm giặt là hoặc trang bị thiết bị cho khách sạn, bệnh viện, trường học, cơ sở dệt may,… nhiều người phân vân không biết nên chọn máy giặt công nghiệp loại nào. Trong đó có hai dòng máy phổ biến nhất hiện nay là máy giặt công nghiệp chân cứng và chân mềm. Mỗi loại đều có đặc điểm riêng về cấu tạo, cách lắp đặt và hiệu quả sử dụng. Người mua cần hiểu rõ sự khác nhau giữa hai dòng máy này để đưa ra quyết định phù hợp.
Máy giặt công nghiệp chân cứng
Máy giặt công nghiệp chân cứng (còn gọi là máy đế cứng) là loại máy giặt có lồng giặt được hàn gắn cố định vào khung máy, thường có hình chữ A hoặc chữ H. Máy chân cứng không có lò xò hay giảm xóc, do đó khi hoạt động sẽ tạo ra độ rung lắc lớn và cần phải được cố định chắc chắn xuống nền bê tông.
Để hiểu rõ hơn chúng ta hãy cùng điểm qua những ưu điểm và hạn chế của máy giặt công nghiệp chân cứng – dòng máy phổ biến trong các tiệm giặt là quy mô nhỏ và vừa.

Ưu điểm
- Cấu tạo đơn giản, dễ bảo trì : Máy giặt chân cứng có phần lồng giặt được cố định trực tiếp với khung máy. Nhờ đó, cấu tạo của máy khá đơn giản, ít linh kiện phức tạp. Khi cần bảo trì hoặc thay thế, kỹ thuật viên dễ dàng tháo lắp và sửa chữa nhanh chóng.
- Chi phí đầu tư thấp: Máy không sử dụng hệ thống giảm chấn hay thiết bị chống rung phức tạp, vì vậy máy chân cứng thường có giá bán thấp hơn máy chân mềm. Đây là lựa chọn lý tưởng cho những cơ sở giặt là có quy mô nhỏ hoặc mới khởi nghiệp.
Nhược điểm
- Rung và ồn khi vận hành: Do không có hệ thống giảm chấn, khi máy quay ở tốc độ cao, lực ly tâm sẽ khiến máy rung lắc mạnh và phát ra tiếng ồn lớn. Nếu không xây móng chắc chắn, máy có thể bị dịch chuyển và làm ảnh hưởng đến tuổi thọ của thiết bị.
- Yêu cầu móng bê tông vững chắc: Trước khi lắp đặt máy, người dùng bắt buộc phải đổ móng bằng bê tông với độ dày và diện tích phù hợp. Việc này gây phát sinh thêm chi phí và thời gian thi công.
- Lực vắt yếu, thời gian sấy lâu hơn: Tốc độ vắt của máy chân cứng thường chỉ khoảng 300 – 500 vòng/phút, lực ly tâm tầm 100 – 200G. Quần áo sau khi giặt vẫn còn giữ lại 70 – 80% nước, dẫn đến thời gian sấy kéo dài, tiêu tốn điện năng.
Giá thành
Máy giặt chân cứng thường có giá dao động từ 80 triệu đến 300 triệu đồng
Các thương hiệu đáng mua
Một số thương hiệu máy giặt chân cứng được nhiều người tin dùng hiện nay là:
- UNIMAC
- Yamamoto (Nhật Bản)
- B&C (Châu Âu)
Máy giặt công nghiệp chân mềm
Máy giặt công nghiệp chân mềm (hay còn gọi là máy giặt công nghiệp đế mềm) là loại máy giặt có hệ thống giảm chấn, giúp giảm thiểu rung lắc và tiếng ồn trong quá trình hoạt động. Thay vì được cố định trực tiếp lên nền nhà bằng bê tông như máy chân cứng, máy chân mềm thường sử dụng hệ thống lò xo, bóng hơi hoặc pittông để giảm chấn.

Máy giặt công nghiệp chân mềm mang một số lợi thế nổi bật, đặt biệt phù hợp với môi trường có yêu cầu cao hiệu suất hoạt động, độ ổn định và vận hành êm ái của máy. Dưới đây là những ưu và nhược điểm của dòng máy này:
Ưu điểm
- Chạy êm, không cần móng bê tông: Máy giặt chân mềm được thiết kế thêm bộ giảm chấn (thường là lò xo hoặc túi khí), giúp hấp thụ gần như toàn bộ lực rung sinh ra khi quay. Nhờ đó, máy vận hành êm ái, không cần móng để cố định. Bạn có thể đặt máy trên nền gạch, bê tông mỏng hoặc thậm chí lắp ở tầng cao.
- Tốc độ vắt cao, tiết kiệm thời gian sấy: Máy với tốc độ vắt từ 600 – 1000 vòng/phút trở lên và có lực vắt lên đến 250 – 400G, lượng nước giữ lại sau khi giặt chỉ khoảng 40 – 50%. Điều này làm giảm đáng kể thời gian và chi phí sấy khô.
- Phù hợp với môi trường cần yên tĩnh: Máy giặt công nghiệp chân mềm với khả năng hoạt động gần như không rung lắc, máy giặt chân mềm rất phù hợp để lắp đặt tại các khách sạn, bệnh viện, chung cư hoặc những nơi có yêu cầu hạn chế tiếng ồn.
Nhược điểm
- Giá thành cao hơn: Máy chân mềm được sử dụng công nghệ giảm chấn tiên tiến và nhiều linh kiện kỹ thuật hơn nên có mức giá cao hơn máy chân cứng từ vài chục đến hàng trăm triệu đồng.
- Bảo trì phức tạp hơn: Cấu trúc máy phức tạp đồng nghĩa với việc kiểm tra, thay thế và bảo trì cũng đòi hỏi kỹ thuật chuyên sâu hơn. Các bộ phận như pittông, lò xo, cảm biến chống rung cần được kiểm tra định kỳ.
Giá thành
Giá thành của máy giặt chân mềm thường dao động từ 150 triệu đến 450 triệu đồng, tùy theo dung tích và thương hiệu.
Các thương hiệu đáng mua
Một số thương hiệu máy giặt công nghiệp chân mềm được đánh giá cao trên thị trường bao gồm:
- Image (Mỹ)
- Primus (Mỹ)
- Girbau (Tây Ban Nha)
- …
Điểm khác nhau giữa máy giặt công nghiệp chân mềm và chân cứng
Máy giặt công nghiệp chân cứng và chân mềm khác nhau chủ yếu ở khả năng chịu rung lắc và cách lắp đặt. Mỗi loại phù hợp với điều kiện và nhu cầu sử dụng khác nhau. Cụ thể, sự khác biệt giữa hai loại máy giặt công nghiệp này là:
Lắp đặt
Máy giặt chân cứng yêu cầu phải đặt trên nền bê tông cố định. Nền móng vững chắc giúp giữ máy không bị xê dịch trong quá trình hoạt động, đặt biệt khi máy vắt ở tốc độ cao. Máy giặt chân mềm không cần xây móng bê tông. Nhờ được trang bị hệ thống giảm chấn, máy có thể lắp đặt trên nhiều loại mặt sàn, kể cả các tầng cao mà không lo ảnh hưởng đến kết cấu tòa nhà.
Tốc độ vắt
Máy giặt công nghiệp chân cứng và chân mềm có tốc độ vắt không giống nhau. Đối với máy chân cứng tốc độ vắt thường thấp hơn, trung bình từ 300 – 500 vòng/phút, do vậy quần áo sau khi giặt còn nhiều nước, cần thêm thời gian sấy. Máy chân mềm có thể vắt ở tốc độ cao, từ 600 – 1000 vòng/phút, giúp quần áo khô nhanh hơn, giúp tiết kiệm thời gian và chi phí sấy.
Độ rung lắc và tiếng ồn
Máy chân cứng thường tạo ra độ rung lớn và tiếng ồn mạnh do không có bộ giảm chấn. Điều này gây ảnh hưởng đến những người cần môi trường yên tĩnh. Máy chân mềm có hệ thống giảm rung tốt, máy hoạt động êm ái, ít tạo ra tiếng ồn, mang lại sự thoải mái cho người vận hành.
Chi phí đầu tư
Máy chân cứng có giá thành rẻ hơn, phù hợp cho những đơn vị cần tiết kiệm chi phí đầu tư ban đầu. Cấu tạo máy đơn giản giúp tiết kiệm chi phí bảo trì. Máy chân mềm có chi phí đầu tư cao hơn do có hệ thống giảm chấn phức tạp, nhưng bù lại mang hiệu quả vận hành cao, tiết kiệm điện và công sức lâu dài.
Độ bền
Máy chân cứng có độ bền cao, ít xảy ra hỏng hóc vì máy có cấu tạo đơn giản và chịu ít áp lực từ hệ thống treo.Máy chân mềm có độ bền phụ thuộc vào chất lượng của hệ thống giảm chấn. Nếu như hệ thống này bị xuống cấp, máy có thể bị rung mạnh và giảm tuổi thọ.
Nên mua máy giặt công nghiệp chân mềm hay chân cứng hơn?
Việc lựa chọn mua máy giặt công nghiệp chân cứng và chân mềm cần dựa trên các yếu tố như: quy mô hoạt động, ngân sách đầu tư, vị trí lắp đặt, yêu cầu vận hành,… Nếu chọn đúng loại máy phù hợp, bạn sẽ tiết kiệm được chi phí đầu tư ban đầu và đảm bảo máy vận hành lâu dài. Dưới đây là gợi ý lựa chọn cụ thể dựa theo nhu cầu sử dụng:
- Nếu bạn mở khách sạn, bệnh viện hoặc cơ sở giặt là lớn, cần một thiết bị chạy êm, tốc độ vắt cao, không làm ảnh hưởng môi trường xung quanh → chọn máy chân mềm.
- Nếu bạn chỉ vận hành tiệm giặt là nhỏ, ngân sách hạn chế, có thể xây móng cố định → Máy chân cứng là lựa chọn phù hợp, tiết kiệm chi phí.
Tạm kết
Máy giặt công nghiệp chân cứng và chân mềm đều có những ưu và nhược điểm riêng. Việc chọn loại nào không quan trọng bằng việc bạn hiểu rõ nhu cầu thực tế của mình. Nếu bạn cần tư vấn kỹ hơn để chọn loại máy phù hợp, hãy liên hệ với Toàn Phát. Đội ngũ kỹ thuật và tư vấn viên của Toàn Phát luôn sẵn sàng hỗ trợ bạn miễn phí, giúp bạn đưa ra quyết định đúng đắn và tiết kiệm chi phí.
CÔNG TY KỸ THUẬT THƯƠNG MẠI TOÀN PHÁT
Showroom Tp.Hồ Chí Minh: 351/A6 Quốc Lộ 13, phường Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức.
Toàn Phát – Niềm Tin – Chất Lượng cho mọi dự án!