Thiết kế bếp quán ăn là một quá trình đầy thách thức, nhiều chủ quán thường gặp khó khăn trong việc lựa chọn mô hình, bố trí không gian, hay đảm bảo hệ thống vận hành bếp hiệu quả. Hiểu rõ những vấn đề này, Toàn Phát mang đến bài viết chi tiết, giải quyết mọi thắc mắc của bạn: từ các nguyên tắc thiết kế, tiêu chuẩn cần có, đến báo giá và quy trình thi công, giúp bạn xây dựng một khu bếp quán ăn chuyên nghiệp và hiệu quả.

1. Các yếu tố cần cân nhắc khi thiết kế bếp quán ăn
Khi thiết kế bếp quán ăn, cần lưu ý các yếu tố sau để tối ưu hóa không gian và hiệu quả vận hành:
- Phân chia khu vực rõ ràng: Khu bếp cần được phân chia thành các khu vực rõ ràng như khu chế biến, khu nấu nướng, khu vệ sinh dụng cụ và khu bảo quản nguyên liệu.
- Hệ thống thông gió và hút mùi: Đảm bảo không gian bếp luôn thông thoáng, không bị ám mùi dầu mỡ hay khí nóng, giúp cải thiện đáng kể môi trường làm việc của nhân viên và mang lại trải nghiệm tốt hơn cho khách hàng..
- Hệ thống cấp thoát nước: Lắp đặt hợp lý giúp tránh tình trạng ứ đọng nước, đảm bảo vệ sinh và an toàn cho không gian bếp.
- Hệ thống gas: Cần được lắp đặt đúng tiêu chuẩn để đảm bảo an toàn tuyệt đối trong quá trình vận hành. Cần trang bị các thiết bị phòng cháy chữa cháy như bình chữa cháy, thiết bị cảnh báo rò rỉ gas cũng để giảm thiểu rủi ro, bảo vệ tài sản và tính mạng của nhân viên.
- Trang bị thiết bị bếp công nghiệp: Lựa chọn thiết bị phù hợp với quy mô và loại hình kinh doanh. Các thiết bị từ thương hiệu uy tín không chỉ đảm bảo hiệu suất cao mà còn dễ dàng vệ sinh và bảo trì, giúp tiết kiệm chi phí lâu dài.
- Thiết kế lưu thông và tiện nghi: Các thiết bị cần được sắp xếp theo quy trình làm việc để giảm thiểu thời gian di chuyển và tăng tốc độ phục vụ. Đồng thời, lối đi trong bếp cũng phải đủ rộng để tránh tình trạng cản trở, đặc biệt trong những khung giờ bận rộn.

2. Chi phí trọn gói cho khu bếp quán ăn
Khi bắt đầu xây dựng bếp quán ăn, việc xác định chi phí trọn gói là bước đầu tiên và quan trọng nhất. Chi phí này phụ thuộc vào nhiều yếu tố như diện tích khu bếp, số lượng thiết bị cần lắp đặt, và mức độ phức tạp của bản thiết kế.

Chi phí thiết kế và thi công thường bao gồm ba hạng mục chính:
- Chi phí thiết kế bản vẽ
- Chi phí thiết bị bếp công nghiệp
- Chi phí thi công và lắp đặt
2.1. Báo giá thiết kế & thi công quán ăn
Dự án | Diện tích | Tổng chi phí |
Thiết kế và thi công bếp quán bún, phở, hủ tiếu | 50 – 100m² | 70.000.000 – 180.000.000 VND |
Thiết kế và thi công bếp quán cơm | 50 – 80m² | 50.000.000 – 160.000.000 VND |
Thiết kế và thi công bếp quán ăn nhỏ | 30 – 50m² | 40.000.000 – 120.000.000 VND |
Thiết kế và thi công bếp quán ăn không gian mở | 70 – 120m² | 90.000.000 – 250.000.000 VND |
>>> Lưu ý: Bảng giá trên chỉ mang tính chất tham khảo, chi phí thực tế sẽ thay đổi tùy thuộc vào yêu cầu cụ thể của từng dự án. Nếu bạn đang có nhu cầu mở quán ăn, hãy liên hệ ngay với Toàn Phát theo số hotline 08 9838 9838 để được nhận tư vấn miễn phí và báo giá chi tiết nhé!
2.2. Báo giá các thiết bị bếp công nghiệp quán ăn cần có
Dưới đây là bảng giá tham khảo của một vài thiết bị bếp phổ biến trong mô hình bếp quán ăn
Thiết bị | Tổng chi phí dự kiến (VND) |
Bàn inox | 4.000.000 – 12.000.000 |
Chậu rửa inox | 3.000.000 – 7.000.000 |
Kệ inox | 5.000.000 – 15.000.000 |
Xe đẩy inox | 3.500.000 – 8.000.000 |
Bếp Á 2 họng | 6.000.000 – 10.000.000 |
Bếp Á 3 họng | 10.000.000 – 15.000.000 |
Bể lọc mỡ | 2.500.000 – 6.000.000 |
Chụp hút khói | 5.000.000 – 12.000.000 |
Tủ đông mát Okinaga | 25.000.000 – 35.000.000 |
>>> Lưu ý: Bảng giá trên chỉ mang tính chất tham khảo và có thể thay đổi tùy thuộc vào kích thước, chất liệu và yêu cầu cụ thể. Hãy liên hệ ngay với Toàn Phát theo số hotline 08 9838 9838 để được nhận tư vấn miễn phí và báo giá chi tiết cho từng sản phẩm nhé!
3. Các mẫu mô hình thiết kế bếp quán ăn được ưa chuộng nhất hiện nay
Khi thiết kế bếp cho quán ăn, mô hình bếp phù hợp không chỉ giúp tối ưu không gian mà còn đảm bảo hiệu quả công việc, tiết kiệm chi phí vận hành và nâng cao chất lượng dịch vụ. Dưới đây là một số mẫu thiết kế bếp quán ăn phổ biến và được ưa chuộng nhất hiện nay.
3.1. Thiết kế bếp 1 chiều
Bếp 1 chiều là mô hình bếp đơn giản nhưng cực kỳ hiệu quả trong việc tối ưu không gian và đảm bảo quy trình làm việc hiệu quả. Với mô hình này, tất cả các khu vực chế biến, nấu nướng, rửa chén và lưu trữ đều được bố trí trên một đường thẳng. Điều này giúp các nhân viên dễ dàng di chuyển và giảm thiểu tình trạng chồng chéo công việc, đặc biệt phù hợp với những quán ăn có không gian nhỏ.



3.2. Thiết kế bếp quán ăn không gian mở
Bếp quán ăn không gian mở là một xu hướng mới mẻ, đặc biệt được ưa chuộng ở các quán ăn, nhà hàng muốn tạo sự tương tác giữa khách hàng và đầu bếp. Mô hình này cho phép khách hàng quan sát được quá trình chế biến món ăn trực tiếp, giúp tạo sự yên tâm về chất lượng vệ sinh thực phẩm và tạo sự hấp dẫn cho thực khách.




3.3. Thiết kế bếp quán ăn nhỏ hình chữ L
Bếp hình chữ L là một trong những thiết kế phổ biến cho các quán ăn nhỏ hoặc quán ăn có diện tích hạn chế. Thiết kế này tối ưu hóa góc không gian và tạo ra khu vực chế biến rộng rãi, giúp các nhân viên dễ dàng di chuyển giữa các khu vực mà không bị cản trở.



3.4. Thiết kế bếp quán ăn nhỏ hình chữ
Với kiểu thiết kế này, các khu vực chế biến thực phẩm, nấu nướng và rửa chén được bố trí theo hình chữ, giúp tiết kiệm không gian và tạo ra một quy trình làm việc liền mạch.
Một số loại thiết kế bếp hình chữ có thể tham khảo bao gồm:
- Bếp chữ I (đơn giản, tiết kiệm không gian): Các khu vực chế biến, nấu nướng và rửa chén được sắp xếp trên một đường thẳng.
- Bếp chữ L: Thiết kế này tạo ra một không gian mở với các khu vực chế biến và nấu nướng ở hai cạnh vuông góc, tiết kiệm diện tích nhưng vẫn đảm bảo tính linh hoạt khi vận hành.
- Bếp chữ U: Tạo ra một không gian bếp khép kín, giúp nhân viên dễ dàng di chuyển giữa các khu vực mà không gặp cản trở.
Mô hình bếp hình chữ giúp tối ưu hóa không gian trong những quán ăn nhỏ, đồng thời đảm bảo quy trình chế biến thực phẩm diễn ra nhanh chóng và hiệu quả.






4. Tiêu chuẩn thiết kế bếp quán ăn cơ bản cần có
Việc thiết kế bếp quán ăn không chỉ dựa trên nhu cầu sử dụng mà còn phải tuân thủ các tiêu chuẩn nhất định để đảm bảo không gian làm việc hiệu quả, an toàn và vệ sinh. Dưới đây là những yếu tố cơ bản cần có trong tiêu chuẩn thiết kế bếp cho quán ăn.
4.1. Không gian
Một bếp quán ăn cần có không gian rộng rãi, thoáng đãng để các nhân viên có thể di chuyển thuận tiện, tránh tình trạng chật chội, gây khó khăn trong quá trình làm việc.
Tùy vào diện tích của quán mà thiết kế không gian bếp sẽ khác nhau, nhưng yêu cầu chung là phải đảm bảo sự thoải mái cho nhân viên làm việc và khả năng di chuyển giữa các khu vực như khu chế biến, nấu nướng và rửa chén.

4.2. Ánh sáng
Ánh sáng đủ mạnh và phù hợp sẽ giúp các nhân viên dễ dàng quan sát trong quá trình chế biến, nấu nướng, và kiểm tra chất lượng thực phẩm. Đồng thời, ánh sáng tốt cũng giúp tăng cường vệ sinh, đảm bảo không gian bếp luôn sạch sẽ và sáng sủa.
Các loại đèn nên được sử dụng trong bếp quán ăn là đèn huỳnh quang hoặc đèn LED, giúp tiết kiệm năng lượng và không tạo ra quá nhiều nhiệt độ, tránh làm nóng không gian bếp.
4.3. Hệ thống thông gió, hút mùi
Một hệ thống thông gió và hút mùi hiệu quả là yếu tố quan trọng để đảm bảo không khí trong bếp luôn trong lành và dễ chịu.

Đặc biệt trong môi trường bếp thường xuyên có khói từ bếp than hoặc bếp gas, việc thiết kế hệ thống thông gió và hút mùi phù hợp sẽ giúp giảm thiểu mùi hôi, khói và hơi nóng trong không gian bếp, mang lại môi trường làm việc tốt cho nhân viên và không gian thoải mái cho thực khách.
4.4. Hệ thống điện, nước
Hệ thống cần đảm bảo cung cấp đủ điện và nước cho các thiết bị như bếp, lò nướng, máy rửa chén, máy xay thực phẩm, và các thiết bị bếp công nghiệp khác là điều kiện tiên quyết để bếp hoạt động hiệu quả.
Các đường dây điện và ống cấp thoát nước cần được lắp đặt đúng kỹ thuật, tránh tình trạng rò rỉ điện hoặc nước trong quá trình sử dụng, đảm bảo an toàn cho cả nhân viên và thực khách.
4.5. Hệ thống gas
Hệ thống gas phải được lắp đặt đúng tiêu chuẩn, với các van điều chỉnh và hệ thống thông gió hợp lý để giảm thiểu nguy cơ cháy nổ. Các thiết bị sử dụng gas, như bếp Á, lò nướng, hoặc bếp chiên, cần được kiểm tra định kỳ để đảm bảo hoạt động ổn định và an toàn.


4.6. Hệ thống cấp thoát nước
Các khu vực rửa chén, rửa thực phẩm cần được kết nối với hệ thống cấp nước và thoát nước hợp lý để đảm bảo quy trình vệ sinh được diễn ra nhanh chóng và hiệu quả.
Bên cạnh đó, cần phải có hệ thống thoát nước tốt để ngăn ngừa tình trạng ngập úng, giữ cho không gian bếp luôn khô ráo và sạch sẽ.
4.7. Vị trí các khu vực trong bếp quán ăn
Việc phân chia các khu vực trong bếp quán ăn cần phải hợp lý, đảm bảo quy trình làm việc diễn ra suôn sẻ và tiết kiệm thời gian. Các khu vực cơ bản trong bếp bao gồm:
- Khu chế biến thực phẩm: Nơi thực hiện các công đoạn sơ chế thực phẩm như thái, cắt, xay, trộn.
- Khu nấu nướng: Nơi đặt các bếp, lò nướng, lò hấp, v.v.
- Khu rửa chén: Nơi làm sạch dụng cụ, chén bát, nồi, chảo.
- Khu lưu trữ thực phẩm: Đảm bảo thực phẩm được bảo quản đúng cách, tránh bị ôi thiu, hư hỏng.
5. Nguyên tắc thiết kế bếp quán ăn
Để thiết kế bếp quán ăn đạt hiệu quả cao, bạn cần tuân thủ một số nguyên tắc quan trọng nhằm đảm bảo tính tiện lợi, an toàn, và tối ưu chi phí. Dưới đây là những nguyên tắc cần lưu ý:
- Đảm bảo quy trình một chiều: Bếp quán ăn cần được thiết kế theo nguyên tắc một chiều, từ khu tiếp nhận nguyên liệu đến khu chế biến, nấu nướng, và cuối cùng là khu rửa dọn. Điều này giúp tránh tình trạng lộn xộn, chồng chéo giữa các khu vực, đồng thời đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
- Tận dụng tối đa diện tích: Với các quán ăn nhỏ, diện tích bếp thường bị hạn chế, vì vậy cần thiết kế tối ưu để tận dụng mọi không gian. Các thiết bị bếp nên được sắp xếp gọn gàng, linh hoạt và phù hợp với quy mô quán.
- Đảm bảo an toàn cho nhân viên: Hệ thống điện, gas và nước cần được lắp đặt đúng kỹ thuật để tránh rủi ro cháy nổ hoặc rò rỉ.
- Lựa chọn vật liệu phù hợp: Ưu tiên sử dụng các thiết bị và vật liệu bằng inox, không chỉ bền bỉ mà còn dễ dàng vệ sinh, giúp đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm.
- Phân chia khu vực rõ ràng: Khu sơ chế, khu nấu nướng, khu lưu trữ và khu rửa dọn cần được phân chia rõ ràng để không gây cản trở trong quá trình làm việc.
- Hệ thống thông gió và hút mùi hiệu quả: Đảm bảo bếp luôn thoáng khí và không bị tích tụ mùi khó chịu. Hệ thống hút khói cần được lắp đặt ở vị trí hợp lý, giúp không gian bếp dễ chịu hơn, đặc biệt là với quán ăn thường sử dụng lửa lớn.
- Ánh sáng phù hợp: Bếp cần đủ ánh sáng để nhân viên thao tác chính xác và đảm bảo vệ sinh trong quá trình chế biến thực phẩm.
- Tối ưu hóa chi phí thiết kế và thi công: Lựa chọn thiết bị bếp phù hợp với nhu cầu sử dụng thực tế, tránh mua sắm dư thừa gây lãng phí.
- Thuận tiện cho việc vệ sinh: Sắp xếp các thiết bị và bề mặt làm việc sao cho dễ dàng lau chùi, vệ sinh hàng ngày, giữ cho bếp luôn sạch sẽ và an toàn.
- Đảm bảo tuân thủ các quy định pháp lý: Thiết kế bếp phải đáp ứng các tiêu chuẩn an toàn thực phẩm và phòng cháy chữa cháy theo quy định của pháp luật.

6. Các lỗi lưu ý thường gặp trong thiết kế và thi công bếp quán ăn
Trong quá trình thiết kế và thi công bếp quán ăn, có rất nhiều lỗi có thể phát sinh, gây ảnh hưởng đến hiệu quả vận hành và chi phí đầu tư. Dưới đây là những lỗi thường gặp mà bạn cần tránh:
6.1. Chọn đơn vị thiết kế thi công kém uy tín
Các đơn vị thiếu kinh nghiệm hoặc không đủ chuyên môn có thể dẫn đến thiết kế không phù hợp, thi công không đạt tiêu chuẩn, làm giảm tuổi thọ của thiết bị và hệ thống bếp. Các chủ nhà hàng nên lựa chọn các đơn vị uy tín, có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế và thi công bếp quán ăn.
Điển hình là Toàn Phát, với hơn 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thi công bếp công nghiệp và sự hiểu biết sâu sắc về yêu cầu của các mô hình quán ăn từ nhỏ đến lớn, Toàn Phát cam kết mang đến những giải pháp bếp tối ưu, hiện đại và hiệu quả.

>>>Nếu bạn đang có nhu cầu mở quán ăn, hãy liên hệ ngay với Toàn Phát theo số hotline 08 9838 9838 để được nhận tư vấn miễn phí và báo giá chi tiết nhé!
6.2. Lỗi trong bản thiết kế
Thiết kế không tối ưu hóa không gian, sai sót trong bố trí các khu vực hoặc thiết bị có thể khiến quá trình vận hành bị cản trở. Chủ kinh doanh cần yêu cầu bản vẽ chi tiết và xem xét kỹ lưỡng trước khi tiến hành thi công, đảm bảo thiết kế tuân thủ các tiêu chuẩn an toàn.
6.3. Lỗi trong quá trình thi công
Thi công không đúng kỹ thuật, sử dụng vật liệu hoặc thiết bị kém chất lượng dẫn đến hệ thống nhanh hỏng, gây tốn kém chi phí sửa chữa. Vì vậy, cần giám sát quá trình thi công chặt chẽ, đảm bảo các tiêu chuẩn kỹ thuật và vật liệu được sử dụng đạt chất lượng cao.
6.4. Lỗi khi vận hành bếp
Hệ thống gas hoặc điện không được kiểm tra thường xuyên có thể gây rò rỉ, nguy cơ cháy nổ cao. Ngoài ra, việc sắp xếp không hợp lý có thể làm chậm tốc độ phục vụ. Cần bố trí bếp hợp lý và kiểm tra định kỳ toàn bộ hệ thống để đảm bảo an toàn và vận hành trơn tru.
7. Quy trình thiết kế & thi công bếp quán ăn chuẩn
Việc thiết kế và thi công bếp quán ăn cần thực hiện theo một quy trình khoa học và chi tiết để đảm bảo hiệu quả vận hành cũng như tối ưu hóa chi phí đầu tư. Dưới đây là các bước chính trong quy trình
Bước 1: Khảo sát mặt bằng và xác định nhu cầu
Bước đầu tiên trong quy trình là khảo sát mặt bằng chi tiết. Điều này giúp các chuyên gia nắm rõ diện tích sử dụng, kết cấu không gian, và các yếu tố kỹ thuật hiện có như hệ thống điện, nước, và gas.
Đồng thời, đây cũng là lúc trao đổi với khách hàng để hiểu rõ hơn về quy mô hoạt động, loại hình món ăn chính, và nhu cầu vận hành thực tế. Từ đó, đội ngũ thiết kế có thể đề xuất giải pháp tối ưu nhất.
Bước 2: Lên ý tưởng và bản thiết kế sơ bộ
Dựa trên các thông tin đã thu thập, bản thiết kế sơ bộ sẽ được phác thảo với sự tập trung vào việc bố trí các khu vực chức năng như sơ chế, chế biến, nấu nướng, và vệ sinh.
Thiết kế này không chỉ đảm bảo tính thẩm mỹ mà còn tuân thủ nguyên tắc một chiều, giúp luồng công việc trong bếp diễn ra mượt mà, tránh tình trạng xung đột giữa các khu vực.

Bước 3: Hoàn thiện bản vẽ chi tiết và dự toán chi phí
Sau khi ý tưởng thiết kế được thống nhất, bước tiếp theo là lập bản vẽ chi tiết. Bản vẽ này sẽ mô tả rõ từng khu vực bếp, vị trí lắp đặt thiết bị, hệ thống điện, nước, gas, và thông gió.
Đồng thời, một bảng dự toán chi phí chi tiết cũng được cung cấp, bao gồm chi phí thiết bị, vật liệu, và công thi công. Điều này giúp khách hàng dễ dàng kiểm soát ngân sách đầu tư.
Bước 4: Thi công và lắp đặt thiết bị
Thi công được tiến hành theo đúng kế hoạch đã đề ra. Đội ngũ thi công sẽ vận chuyển các thiết bị và vật liệu đến công trình, sau đó bắt tay vào lắp đặt từng hạng mục theo bản vẽ. Quá trình này đòi hỏi sự phối hợp chặt chẽ giữa các bộ phận để đảm bảo chất lượng và tiến độ.
Các hệ thống quan trọng như thông gió, cấp thoát nước, và gas được lắp đặt cẩn thận để đáp ứng tiêu chuẩn an toàn và vận hành hiệu quả.

Bước 5: Kiểm tra, nghiệm thu và bàn giao
Sau khi hoàn thành thi công, hệ thống bếp sẽ được kiểm tra toàn diện để đảm bảo tất cả hoạt động đúng như thiết kế. Việc nghiệm thu được thực hiện với sự tham gia của khách hàng nhằm giải đáp mọi thắc mắc, đồng thời hướng dẫn sử dụng thiết bị và quy trình vận hành cơ bản.
Bước 6: Bảo trì và hỗ trợ sau thi công
Toàn Phát cam kết cung cấp các dịch vụ bảo trì định kỳ, kịp thời hỗ trợ sửa chữa hoặc nâng cấp khi khách hàng có nhu cầu. Đây là yếu tố quan trọng giúp khách hàng yên tâm vận hành trong thời gian dài.
Với quy trình khoa học và chuyên nghiệp, Toàn Phát tự hào mang đến cho khách hàng giải pháp thiết kế và thi công bếp quán ăn tối ưu, giúp các cơ sở kinh doanh vận hành hiệu quả và thành công.
8. Kinh nghiệm chọn đơn vị nhà thầu thiết kế & thi công bếp quán ăn
Khi quyết định thiết kế và thi công bếp quán ăn, việc lựa chọn nhà thầu uy tín đóng vai trò vô cùng quan trọng. Một đơn vị chuyên nghiệp không chỉ đảm bảo chất lượng công trình mà còn giúp bạn tiết kiệm thời gian và chi phí. Dưới đây là những kinh nghiệm hữu ích để bạn chọn được đối tác phù hợp nhất:
- Tìm hiểu thông tin về nhà thầu: Hãy bắt đầu bằng việc tìm hiểu kỹ lưỡng về nhà thầu qua các kênh thông tin như website, mạng xã hội, và các dự án đã thực hiện. Đọc kỹ phần giới thiệu, danh sách dịch vụ, và phản hồi từ khách hàng trước đó.
- Đánh giá năng lực thông qua các dự án thực tế: Một nhà thầu chất lượng thường sẵn sàng cung cấp thông tin và hình ảnh về các dự án họ đã hoàn thành. Hãy chú ý đến quy mô, phong cách thiết kế, và chất lượng thi công trong những dự án này để xem có phù hợp với nhu cầu của bạn không.
- Đội ngũ chuyên gia và quy trình làm việc: Hãy đảm bảo nhà thầu bạn chọn có các kỹ sư thiết kế, kỹ thuật viên, và nhân viên thi công tay nghề cao. Đồng thời, quy trình làm việc cần được trình bày cụ thể, từ khâu khảo sát, thiết kế, thi công, đến bảo trì sau bàn giao.
- Báo giá chi tiết và minh bạch: Một đơn vị uy tín sẽ cung cấp bảng báo giá chi tiết, liệt kê đầy đủ các hạng mục công việc và chi phí liên quan. Điều này giúp bạn dễ dàng so sánh với các nhà thầu khác và tránh phát sinh chi phí không mong muốn trong quá trình thực hiện.
- Chính sách bảo hành và hỗ trợ sau thi công: Hãy lựa chọn nhà thầu có chính sách bảo hành rõ ràng và cam kết hỗ trợ sau thi công. Các dịch vụ bảo trì định kỳ và hỗ trợ khẩn cấp sẽ giúp bạn yên tâm hơn trong quá trình vận hành bếp.
- Thương hiệu và kinh nghiệm của nhà thầu: Những nhà thầu có thương hiệu lớn và nhiều năm kinh nghiệm thường đáng tin cậy hơn. Họ không chỉ đảm bảo chất lượng mà còn mang đến các giải pháp sáng tạo, tối ưu phù hợp với từng loại hình kinh doanh.

9. Toàn Phát Corp Tự hào là nhà thầu thi công & thiết kế bếp quán ăn hơn 15 năm kinh nghiệm
Với hơn 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế và thi công bếp công nghiệp, Toàn Phát Corp tự hào là đối tác hàng đầu của nhiều quán ăn trên toàn quốc.
Chúng tôi hiểu rằng, mỗi mô hình kinh doanh có những đặc thù riêng, và khu bếp chính là “trái tim” quyết định hiệu quả vận hành của quán. Vì vậy, Toàn Phát luôn mang đến các giải pháp thiết kế bếp tối ưu, đáp ứng đầy đủ tiêu chuẩn về công năng, thẩm mỹ và an toàn.

Cam kết của Toàn Phát
- Chất lượng vượt trội: Sử dụng các vật liệu cao cấp như inox 304 để đảm bảo độ bền và vệ sinh an toàn thực phẩm.
- Giá cả hợp lý: Cung cấp giải pháp phù hợp với ngân sách, cùng báo giá chi tiết và minh bạch.
- Đội ngũ chuyên nghiệp: Sở hữu đội ngũ kỹ sư và kỹ thuật viên giàu kinh nghiệm, sáng tạo trong thiết kế và tận tâm trong thi công.
- Dịch vụ toàn diện: Hỗ trợ từ khâu tư vấn, thiết kế, thi công đến bảo trì, bảo hành sau bàn giao.
- Tiến độ đảm bảo: Hoàn thành đúng thời gian cam kết, giúp khách hàng nhanh chóng đưa bếp vào hoạt động.
Toàn Phát không chỉ là đơn vị thi công, mà còn là người bạn đồng hành, sẵn sàng hỗ trợ bạn trong mọi bước đi để xây dựng và phát triển kinh doanh. Từ những mô hình bếp quán ăn nhỏ, đến nhà hàng quy mô lớn, chúng tôi đều có giải pháp phù hợp.
Nếu bạn đang tìm kiếm một đối tác đáng tin cậy để lên thiết kế bếp quán ăn của mình, hãy liên hệ ngay với Toàn Phát Corp. Chúng tôi luôn sẵn sàng tư vấn và hỗ trợ bạn
CÔNG TY KỸ THUẬT THƯƠNG MẠI TOÀN PHÁT
Showroom TP. Hồ Chí Minh: 351/A6 Quốc Lộ 13, Phường Hiệp Bình Chánh, TP. Thủ Đức
CN Đà Nẵng: Xã Hoà Châu, Huyện Hoà Vang, Tp Đà Nẵng
CN Hà Nội: Quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
CN Phú Quốc: 01, Hùng Vương nối dài, Ấp Gành Gió, Cửa Dương, Phú Quốc
Toàn Phát – Niềm tin – Chất lượng cho từng dự án!
- Hotline: 08 9838 9838 – 0905 91 5679
- Facebook: fb.me/thietbibepnhahang
- Youtube: https://goo.gl/RZut95